Cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật về cuộc chiến phòng chống Covid-19 tại Việt Nam ra nước ngoàii

(Arttimes) - Hai năm qua, cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam đã diễn ra vô cùng cam go, khốc liệt.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt và năng động của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến các địa phương, sự đồng lòng của toàn dân, sự nỗ lực,dũng cảm, hy sinh quên mình của lực lượng y tế, công an, quân đội, dù chịu nhiều tổn thất, thiệt hại về kinh tế, xã hội, nhất là sự mất mát về người với trên 23.000 đồng bào, cán bộ chiến sỹ đã ra đi vì Covid, nhưng Việt Nam cũng đã giành được nhiều thành tựu trong phòng chống bện dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, kết hợp hài hòa mục tiêu kép, cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, đưa cuộc sống  thích ứng với điều kiện mới.

Hiện thực sinh động của cuộc chiến chống Covid-19 là đề tài nóng bỏng và trách nhiệm của văn nghệ sỹ, những người lính trên tuyến đầu của mặt trận văn hóa tư tưởng là phải bám sát hiện thực cuộc sống để có những tác phẩm phản ánh chân thật cuộc chiến đấu khốc liệt này mà trong nó chứa đựng biết bao chủ đề có giá trị cho mỗi tác phẩm. Tầm vóc Việt Nam đã được bạn bè quốc tế thừa nhận là điểm sáng, là biểu tượng của những giải pháp phòng chống dịch và hiện nay Đảng, Chính phủ, các ngành Y tế, Ngoại giao đang đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao vacine, không có lý gì chúng ta không quan tâm  đến việc tuyên truyền, quảng bá văn học nghệ thuật về hiện thực cuộc chiến sinh tử chống Covid-19 của Việt Nam ra thế giới như là một giải pháp hỗ trợ cho chiến dịch đó để bạn bè quốc tế có thêm cách tiếp cận nới về đất nước con người Việt Nam trong nỗ lực chung toàn cầu ngăn chặn và đẩy lùi bệnh dịch.

Để làm được điều này, chúng tôi thiết nghĩ cần có sự quan tâm và các giải pháp đột phá để triển khai thực hiện có hiệu quả như:

- Đẩy mạnh việc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về phòng chống Covid-19 để có những tác phẩm có chất lượng cao, xứng đáng với tầm vóc cuộc chiến đấu chống dịch như chống giặc mà Đảng, Chính phủ và cả hệ thống chính trị và toàn dân đã và đang tiến hành.

- Quan tâm đầu tư kinh phí theo hình thức đặt hàng có trọng điểm, có chọn lọc các tác giả, nhóm tác giả hặc các đơn vị nghệ thuật để có các tác có chất lượng cao để vừa tuyên truyền trong nước mà tuyên truyền ra nước ngoài.

- Công tác dịch thuật và giới thiệu, quảng bá văn học nghệ thuật Việt Nam ra nước ngoài trong những năm vừa qua đã được quan tâm, đã làm được một số việc có hiệu quả nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì còn yếu, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, có người còn nói “như muối bỏ bể”. Để làm được việc đó cần có nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước đặt hàng đầu tư cho tác phẩm, cho dịch thuật và hỗ trợ các phương tiện quảng bá như truyền hình, các báo, tạp chí in và tạp chí điện tử, truyền hình đối ngoại, trong đó có các báo tạp chí về văn học nghệ thuật. Ngoài nguồn lực của Nhà nước, cần phải có sự chung tay giúp sức từ các nguồn lực xã hội, đó là các tập đoàn kinh tế, truyền thông và những quỹ văn hóa, văn học nghệ thuật, các mạnh thường quân... để có thể xây dựng và triển khai các chiến dịch giới thiệu và quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam  mang lại hiệu quả cao.

- Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, các Hội chuyên ngành trung ương và các Hội địa phương cần phải có những quyết định mang tính đột phá nhằm thúc đẩy văn học dịch và dịch các tác phẩm nghệ thuật khác phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng; cần phải có kế hoạch bài bản,dài hạn trong việc chọn dịch và giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học tiêu biểu, thấm đẫm chất bản sắc văn hóa Việt Nam. Để dịch thuật và giới thiệu, quảng bá một cách có hiệu quả, bền vững, được người đọc, người xem, người nghe trên thế giới biết đến rộng rãi hơn những nố lực cao độ của Việt Nam trong phòng chống dịch với khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”, “không bỏ lại ai phía sau”, “vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế”, về sự hy sinh và nỗ lực cửa lực lượng tuyến đầu,về tình nghĩa đồng bào trong đại dịch - sức mạnh để chung tay đẩy lùi dịch bệnh, ngoài Trung tâm Dịch thuật thuộc Hội Nhà văn Việt Nam cần được quan tâm đầu tư mạnh hơn nữa thì cần thiết thành lập các trung tâm dịch thuật đặc thù cho các loại hình nghệ thuật khác để xây dựng một chương trình, kế hoạch dài hạn và một cơ chế chính sách thích hợp nhằm tạo điều kiện, khuyến khích cho công tác dịch thuật, xuất bản và thu hút trí tuệ, tài năng của các chuyên gia bậc cao.

- Quan tâm đào tạo một đội ngũ dịch giả văn học Việt Nam công phu, lâu dài, có tính chuyên nghiệp cao, có kỹ năng dịch ngược, tạo ra cơ chế để họ có thể sống được với nghề. Khi hộ chiếu vacine của Việt Nam được các nước công nhận và điều kiện cho phép nên tổ chức các tour cho các dịch giả, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sỹ trực tiếp đến nước ngoài, tham quan, tổ chức giao lưu với các hội văn học nghệ thuật, các trung tâm dịch thuật, các thầy cô, học sinh và bạn đọc yêu mến văn học nghệ thuật Việt Nam.

- Cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ nhất là tiếng Anh cho văn nghệ sỹ. Sáng tác bằng ngôn ngữ tiếng Anh hay một ngôn ngữ quốc tế khác là một thử thách, một việc làm rất khó đối với các văn nghệ sỹ Việt Nam nhưng với xu thế hội nhập với thế giới trong thời đại 4.0. văn nghệ sỹ, nhất là văn nghệ sĩ trẻ vì thế cần phải tự bồi dưỡng vốn tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và Nga để tự tin sáng tác tác phẩm của mình,   

- Các cơ quan đại diện văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và văn hóa đối ngoại Việt Nam, các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ Việt Nam nên thông qua cầu nối là các trường đại học, các đơn vị nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt ở các nước để quảng bá văn học nghệ thuật Việt Nam với đề tài chống Covid, làm cho hình ảnh Việt Nam trong cuộc chiến cam  go quyết liệt nhưng hào hùng bản, lĩnh trí tuệ Việt  sáng lên như bạn bè quốc tế đã từng ca ngợi.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật về cuộc chiến phòng chống Covid-19 tại Việt Nam ra nước ngoàii - 1

Vũ điệu rửa tay lên sóng chương trình Last Week Tonight của Mỹ và nhiều kênh truyền thông quốc tế.

Tôi nhớ đến Vũ điệu rửa tay Ghen Covi của Việt Nam đã được kênh truyền hình nổi tiềng thế giới giới thiệu và nhờ đó nó lan tỏa khắp toàn cầu. Nếu có tư duy và quan điểm đầu tư đúng mức cho việc tuyên truyền đối ngoại quảng bá văn học nghệ thuật về đề tài nóng phòng chống Covid-19, nhất định sẽ có những tác phẩm có giá trị của văn nghệ sĩ Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

(Bài Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ) None

Vũ Minh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặp gỡ đoàn phóng viên tờ Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc)

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặp gỡ đoàn phóng viên tờ Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc)

Sáng 28/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội), PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có buổi gặp gỡ và làm việc với đoàn phóng viên tờ Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc).