Cần luật hóa các tiêu chí quan trọng, chính yếu về văn hóa

(Arttimes) - Tôi đã đọc kỹ văn bản chứ không nghe qua video toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Tôi tâm đắc với khẳng định của ông: “Nhận thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới đã từng bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện toàn diện và sâu sắc hơn.”

Cần luật hóa các tiêu chí quan trọng, chính yếu về văn hóa - 1

Họa sĩ, Nhà báo Đinh Quang Tỉnh

Kể từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 24/11/1946. Hai năm sau - năm 1948 là Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức tại chiến khu Việt Bắc. Rồi từ năm 1948 đến nay (1948 - 2021) đã để lại một khoảng thời gian rất dài - tới 73 năm mới lại có Hội nghị toàn quốc về Văn hóa với quy mô lớn này. Tôi mừng nhưng cũng rất băn khoăn là vì sao lại để kéo quá dài thời gian giữa hai kỳ Hội nghị toàn quốc về Văn hóa đến như vậy? Chưa thấy có tài liệu nào giải đáp thỏa đáng. Tuy không có Hội nghị toàn quốc về Văn hóa từ đó đến nay, nhưng cũng có nhiều hội nghị với quy mô lớn nhỏ về văn hóa, cho thấy quan điểm xuyên suốt của Đảng về văn hóa là quan tâm lĩnh vực này, nhằm đặt ngang hàng với lĩnh vực kinh tế, chính trị. Nhưng trên thực tế xã hội đang có sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức, lối sống, lương tri và cả về tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mặc dù sau Nghị quyết số 14-NQ/TW đã có thêm rất nhiều Nghị quyết trung ương, nhiều văn bản của lãnh đạo cấp cao về vấn đề này. Gần như tất cả các văn bản đó đều toát lên tinh thần đánh giá tình trạng tham nhũng, hậu quả nghiêm trọng của nó đối với sự tồn vong của đảng, của chế độ…; nguyên nhân gây ra tham nhũng lần nào cũng bắt đầu bằng nguyên nhân do cán bộ đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; đến các nhóm giải pháp, trong đó giải pháp hàng đầu là kiểm điểm, kiểm thảo, kê khai tài sản, xét xử nghiêm các vụ án tham nhũng.” (Chống tham nhũng vì sự tồn vong của chế độ - TuanVietNam). Nhưng tình hình tham nhũng vẫn tiếp diễn phức tạp và tinh vi hơn. Mà chủ yếu do nên tảng văn hóa không bền vững. Bởi vậy Đảng, Nhà nước phải có những đối sách cụ thể, thiết thực, hiệu quả và quyết liệt ngay khi đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026.

Nhiều năm qua, hầu hết các chỉ tiêu “Tầm nhìn 20-30… năm” chưa có tổng kết đạt, không đạt hay vượt “đích” của “tầm nhìn”. Hầu như sự phát triển ngắn hạn, trung hạn không “bám” được vào “tầm nhìn” dài hạn, có lẽ các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia của ta chưa đủ cơ sở lý luận để lượng định được tình hình mấy chục năm sau cho gần hơn với thực tiễn. Tôi tin rằng nếu làm tốt, làm căn cơ, có hiệu quả, bền vững những công việc cụ thể hiện tại thì tương lai tươi sáng sẽ đến gần. 

Tôi kiến nghị: Quốc hội cần luật hóa các tiêu chí quan trọng, chính yếu về văn hóa để Việt Nam phát triển ổn định, bền vững với một nền tảng văn hóa văn minh, hiện đại trên cơ sở đạo lý, thuấn phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chỉ có luật hóa mới đủ sức răn đe, hỗ trợ cho mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.

None

Đinh Quang Tỉnh

Tin liên quan

Tin mới nhất