Chuyện kết nạp một "nhà văn trẻ"

LTS: Mỗi "mùa" kết nạp hội viên hội Nhà văn là một dịp để các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lý luận được vinh danh. Ở phía bên kia của cảm xúc còn có những cây bút bị loại. Một câu chuyện được ghi chép lại sau một mùa kết nạp cũ có thể đem lại một góc nhìn mới.

 Hai năm trước, ngày 14/1/2020, Hội Nhà văn Việt Nam long trọng tổ chức Tổng kết công tác cả năm và Lễ kết nạp Hội viên mới năm 2019 tại Trung tâm Hội nghị thuộc Bảo tàng Văn học Việt Nam. Ông là một Hội viên được kết nạp hôm đó. Hay tin, tôi tìm đến ông chúc mừng. Ông cười điềm đạm tiếp khách. Qua câu chuyện, tôi nhận ra nhiều điều không giống ai của vị “nhà văn trẻ” này.

Các đại biểu tham dự lễ Trao giải thưởng Văn học và Kết nạp hội viên 2019, diễn ra ngày 14/1/2020. Ảnh: TTXVN 

Viết ba quyển sách nhận liền 3 giải thưởng

Sau nhiều đo đắn, cuối cùng vào ngày đầu mùa hè năm 2014, ông chính thức ngồi vào cái bàn nước của bộ sa lông gỗ lát cũ kỹ viết những trang bản thảo đầu tiên của quyển tiểu thuyết đầu tay ông đã đặt sẵn tên là Mạch ngầm. Chưa từng viết văn mà khi cầm bút đã bập viết ngay thể loại văn xuôi được coi là trọng pháo của văn học, liệu có điếc không sợ súng?

Kết cục, ông viết được tiểu thuyết Mạch ngầm, đến 30/3/2015 hoàn chỉnh và thuê đánh máy. Vừa hay Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Giao thông và Vận tải phối hợp tổ chức cuộc thi sáng tác văn học, ông gửi một bản Mạch ngầm dự thi. Đầu tháng 8/2015, ông nhận giấy báo về Hà Nội lĩnh giải Ba (không có giải Nhất) thể loại tiểu thuyết dành cho Mạch ngầm.

Có niềm vui văn chương đầu tiên khích lệ, ông hào hứng viết tiếp. Lần này ông viết truyện ngắn. Cũng mất mấy tháng mới xong được mười truyện ngắn ưng ý để dồn làm tập, đặt tên là Đêm sông Hồng lộng gió.Vừa đánh máy xong tập truyện thì lại gặp dịp Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức cuộc thi sáng tác văn học.Và thật vui và bất ngờ, ngày 7/7/2017, ông nhận giấy mời về Hà Nội lĩnh Giải thưởng tặng cho tập truyện Đêm sông Hồng lộng gió.

Định nghỉ một thời gian rồi viết tiếp, nhưng rồi ông lại tiếp soạn sửa bút, giấy, ngồi vào bàn để mấy tháng trời có được quyển tiểu thuyết thứ hai đặt tên là Vời vợi miền Tây. Gủi sách về Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Và bất ngờ, đầu xuân năm 2021, ông nhận giấy  mời của Liên hiệp về Hà Nội nhận giải thưởng tặng cho tiểu thuyết Vời vợi miền Tây.

Vậy là, viết ba quyển sách, ông được nhận ba Giải thưởng Văn chương, đó là chuyện hiếm thấy, có thể nói chưa từng có, của vị “Nhà văn trẻ” này.

Chuyện vào Hội Nhà văn Việt Nam, Nghề và Nghiệp

Sau khi lĩnh Giải thưởng tặng cho tập truyện ngắn Đêm sông Hồng lộng gió, ông làm hồ sơ và nộp đơn xin gia nhập Hội Nhà văn.Quả thật là ông có hồi hộp chờ, nhất là khi ông nhận tin ông đã được Hội đồng Văn xuôi ủng hộ với tỷ lệ phiếu cao. Ông bảo:

-Nói gì thì nói, một khi đã cầm bút viết văn thì việc gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam là cái đích phải đạt tới đối với các tác giả.

-Vâng! Trường hợp của bác, viết là được in, lại được Giải thưởng như thế, việc vào Hội Nhà văn chắc là ngon lành rồi.

Nghe tôi nói, ông cười, lắc đầu:

-Nhiều người biết tôi nộp đơn xin vào Hội cũng nói như anh, vậy mà, sự thật thì…

- Thì sao, bác?

-Cuối năm 2018, Ban chấp hành Hội Nhà văn xét kết nạp Hội viên mới, tôi bị loại!

-Bị loại? Sao lại thế? Liệu có chuyện gì đó…

-Chuyện ngoài Văn chương, ý anh muốn nói thế phải không? Thú thật, khi biết mình không được kết nạp, tôi bần thần tìm lý do, và cũng đã có lúc ngờ ngợ như anh. Nhưng ông anh tôi, người luôn thúc giục, khuyến khích tôi viết văn thì cau mặt gạt đi. Và ông anh đưa ra hai bằng chứng. Một là, ông được vào Hội từ năm 1990, lúc đó ông chẳng biết những ai trong Ban chấp hành, đến Văn phòng Hội nộp hồ sơ, nộp sách rồi về, không phải làm thêm bất cứ việc gì, mà được kết nạp.

Trường hợp thứ hai, ông anh tiến cử hai bạn viết trẻ: Tạ Bảo ở Hà Nội và Nguyễn Danh Khôi ở Hải Hậu, Nam Định. Hai tác giả này đều đã in mỗi người bốn đầu sách văn xuôi. Năm ấy đã bước sang thế kỷ 21, dư luận về chuyện tiêu cực trong kết nạp Hội viên đã lan rộng.

Để giúp hai cây bút viết khá mà ông anh tôi quý mến như hai thằng em chắc suất kết nạp, ông anh tắc lưỡi, tự làm hai cái phong bì đến gặp Nhà thơ Hữu Thỉnh. Chủ tịch Hội đề nghị quan tâm đến Tạ Bảo và Nguyễn Danh Khôi, và trước khi đứng lên, đã lấy ra hai phong bì đưa cho Nhà thơ - Chủ tịch, nói là hai cậu ấy không đến được, nhờ tôi mời anh cốc bia. Nhưng, hai lần đưa phong bì là hai lần bị trả lại, đến lần thứ ba thì ông Hữu Thỉnh cau mặt cầm hai phong bì nhét mạnh vào túi áo ông anh tôi, giọng vừa xẵng vừa tha thiết:“Ông ơi, đừng làm thế này, đừng để người ta nghĩ xấu về chúng mình!”.

Kể hết chuyện, ông anh tôi bảo: Giờ là việc chú phải làm nếu muốn vào Hội. Ông Thỉnh bảo tôi nói với chú: chú hãy viết thêm một quyển sách nữa, viết được, in được thì chú sẽ được kết nạp. Vừa rồi chú trượt là vì có ý kiến cho rằng chú còn mới quá, thời gian phấn đấu còn ngắn quá, mới có 4 năm viết lách, cho dù 4 năm viết một tiểu thuyết và một tập truyện đều được in và được giải của Hội. Những ý kiến có phần khắt khe nhưng cũng có lý đấy. Thôi,chú hãy nghe anh, phải viết cuốn sách nữa, rồi vào Hội.Văn chương là chuyện cả đời, chậm vào Hội một năm có là gì!Chú biết đấy, anh viết 27 năm mới được vào Hội.

- Và bác nghe ông Hữu Thỉnh, nghe lời động viên của anh trai, lại ngồi vào bàn?

- Phải nghe thôi. Hai ông bác nói có lý mà.Thế là tôi ngồi vào bàn viết, Thế là có sách nộp cho bác Thỉnh, cho Ban sáng tác Hội Nhà văn và nộp cho Hội Văn nghệ tỉnh Hòa Bình. Rồi Vời vợi miền Tây được Liên hiệp trao giải, và tôi được kết nạp vào Hội đúng như lời bác Hữu Thỉnh nhắn bảo.

    Tôi sinh năm Hợi (1947), cầm tinh con lợn, theo tử vi bảo nhàn hạ, nhưng thật ra tôi vất vả từ bé. Mới ba tuổi đã mồ côi bố, nhưng hạnh phúc là chúng tôi có bà mẹ vất vả tảo tần nuôi con và nhờ mẹ mà anh em chúng tôi trưởng thành.

Giờ tôi lại theo đòi nghiệp văn chương, bản thân sẽ có niềm vui sáng tạo trong tuổi già và coi như có thể có đóng góp chút hữu ích cho đời. Xin nói thêm điều này: Với tôi, những gì tôi đã và đang có đều có sự chăm lo hết lòng của mẹ tôi và của anh trai tôi. Đúng, cái nghiệp văn chương và danh xưng Nhà văn Phạm Minh Hằng tôi mới có cũng có công sức anh tôi giúp đỡ. Anh là Nhà văn Phạm Ngọc Chiểu, người đã viết và in đến hai chục đầu sách, riêng tiểu thuyết đã in hơn mười quyển - cây bút chắc đã thân quen với nhiều bạn viết, bạn đọc; một người anh trai thân thiết, và từ ngày mẹ tôi mất, anh trai tôi là chỗ dựa vững chắc của đời tôi!

None

Trường An

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết "Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Báo Hà Nội mới vừa tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống