Hà Nội vượt lên thách thức, đẩy lùi đại dịch Covid-19

(Arttimes) - Hà Nội là Thủ đô nghìn năm văn hiến, trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, du lịch và giao lưu quốc tế, nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước. Sau hơn một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội và 67 năm giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2021), Thủ đô khắc vào lịch sử nhiều mốc son chói lọi, vẻ vang.

Trong hai năm 2020-2021, Hà Nội đứng trước thách thức rất lớn là đại dịch Covid-19 xâm nhập đầu tiên với ổ dịch trầm trọng là Bệnh viện Bạch Mai, tiếp theo chịu ảnh hưởng nặng nề trong các đợt dịch ở Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang - Bắc Ninh nhưng Hà Nội vẫn vững vàng trong thế trận thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế. Về cơ bản, năm 2020 Thủ đô giành được mục tiêu tổng quát, đạt và vượt 16/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tổng thu ngân sách đạt 102% so với dự toán, tăng 3,5% so với năm 2019, đóng góp 16% GDP đứng thứ 2 cả nước (sau TP Hồ Chí Minh), bình quân đầu người khoảng 130 triệu đồng/năm. Hà Nội cũng tổ chức thành công, trọn vẹn cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kì 2021-2026 và bảo vệ an toàn tuyệt đối gần 1.000 sự kiện diễn ra trên địa bàn.

Trong cuộc chiến sinh tử với đại dịch Covid-19, ngay từ ngày đầu vật lộn với dịch bệnh, Thủ đô nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”, thực hiện triệt để các biện pháp, giải pháp hiệu quả, đẩy lùi, dập tắt hàng loạt ổ dịch rải rác xuất hiện ở nhiều quận, huyện, thị xã. Trong 9 tháng đầu năm 2021, trước diễn biến nguy hiểm của biến chủng Delta, Hà Nội lại trải qua 2 giai đoạn với 150 ngày phòng, chống dịch cam go, đan xen nhiều khó khăn, thách thức, nảy sinh rất nhiều vấn đề mới, phức tạp, khó lường, chưa có trong tiền lệ. Trong thời gian ấy, Hà Nội chỉ ghi nhận 4.237 ca dương tính với SARS-CoV-2, chưa bằng số ca tăng thêm trong ngày 3/10 (hơn 5.300 ca) và chỉ chiếm khoảng 0,4 % tổng số ca F0 của cả nước trong đợt 4 bùng phát dịch. Đặc biệt, từ ngày 24/7/2021 toàn Thành phố phải thực hiện 4 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/ 2020 của Thủ tướng Chính phủ, sản xuất, kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực bị ách tắc, nhiều tác động tiêu cực ập đến, ảnh hưởng gay gắt cuộc sống mưu sinh của đông đảo người dân. Một lần nữa, cả hệ thống chính trị lại vào cuộc, với sự đồng thuận, chung tay của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp kiên trì, tăng cường chống dịch với nguyên tắc vừa quyết liệt phòng, chống dịch vừa nỗ lực thực hiện các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống của người dân. Không chỉ lo cho mình, Thành phố còn chi viện khá lớn cho tuyến đầu chống dịch ở miền Nam: Ủng hộ TP Hồ Chí Minh 5.000 tấn gạo, tỉnh Bình Dương 1.000 tấn gạo và 19 tỉnh, thành phố phía Nam mỗi nơi 3 tỉ đồng. Tại Thành phố, tính đến cuối tháng 9 có 3,22 triệu người thụ hưởng khoản hỗ trợ với tổng kinh phí 1.375 tỉ đồng,v.v…

Hà Nội vượt lên thách thức, đẩy lùi đại dịch Covid-19 - 1 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và đoàn công tác động viên các nhân viên y tế làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 do Bệnh viện Đa khoa Hà Đông điều hành tại Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 

UBND TP Hà Nội chủ động áp dụng các biện pháp đồng bộ về giãn cách xã hội toàn Thành phố trong tình hình mới, kịp thời ngăn chặn sự bùng phát trên địa bàn với biến chủng Delta nguy hiểm, lây lan nhanh.  Đặc biệt ổ dịch lớn nhất là phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân được nhanh chóng khoanh vùng, cách li, tách F0 ra khỏi cộng đồng, di chuyển hơn 1.000 người dân đến ở “vùng xanh” an toàn,v.v… nên mặc dù có tới 600 ca F0 nhưng không để lây lan diện rộng, bùng phát toàn quận hay Thành phố.

Trước diễn biến mới của đại dịch, chính quyển Hà Nội thiết lập Sở chi huy các cấp, thường xuyên thực hiện giao ban trực tuyến đến cấp xã, phường, thị trấn bảo đảm chỉ đạo thông suốt từ Trung ương, Thành phố đến cơ sở. Huy động nguồn lực, xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị F0, tổ chức cách li tập trung F1. Sau khi có đầy đủ nguồn sinh phẩm (kit test) và vaccine, trong những ngày nửa đầu tháng 9, Sở Y tế huy động tổng lực, có sự tham gia của ngành y tế 11 tỉnh lân cận tổ chức xét nghiệm “thần tốc” sàng lọc rộng rãi, “thần tốc” tiêm khoa học vaccine cho các đối tượng 18 tuổi trở lên bảo đảm an toàn, nâng tổng số người được tiêm đến nay lên khoảng 7 triệu người, trong đó hơn 350.000 người đã tiêm mũi 2. Khi ổ dịch xảy ra bất ngờ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, lập tức Thành phố thực hiện các biện pháp khống chế, từng ngày thu hẹp diện phát tán lây lan, tiến tới kiểm soát, dập tắt.

Tuy đã qua 4 đợt giãn cách xã hội, Hà Nội vẫn phải đối mặt với nguy cơ lây lan, bùng phát trong khi cả nước 3/4 số tỉnh, thành phố còn dịch với hàng nghìn ca nhiễm mỗi ngày. TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn còn căng thẳng, Hà Nội không thể chủ quan, lơ là mất cảnh giác, vẫn phải nỗ lực bảo vệ an toàn “trái tim” của cả nước, tiếp tục siết chặt quản lí, đẩy mạnh tuyên truyền người dân thực hiện: 5K+Vaccine+Thuốc điều trị+Công nghệ+Ý thức của người dân.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cùng với nhiệm vụ phòng, chống dịch, Hà Nội đề cao trách nhiệm theo phương châm “Kỉ cương - Trách nhiệm -Hành động - Sáng tạo - Phát triển” làm động lực tạo đà tăng trưởng, cơ cấu lại các ngành kinh tế, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, giữ vững an ninh, quốc phòng. Giải pháp đồng bộ là đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính, tăng hạng các chỉ số CPI, PAR Index, PAPZ, SIRAS, v.v… tăng cường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật, tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, giảm biên chế, giảm đầu mối, chồng chéo nhiệm vụ, đồng thời tăng cường chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, sản xuất, kinh doanh có tín hiệu khởi sắc, trong 6 tháng đầu năm 2021 hầu hết các chỉ tiêu tăng cao so với cùng kì. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,61%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng đạt 5,91%. Song do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, quý III Hà Nội giảm 7.02% so với cùng kì năm ngoái, nhất là khu vực dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, thu hút FDI đạt thấp trong khi các khoản chi gia tăng.

Bước vào những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội vẫn đang ở mức nguy cơ cao. Thực hiện nới lỏng giãn cách, Thủ đô vẫn phải nỗ lực tâp trung cao độ để thực hiện nhiệm vụ kép, mục tiêu kép, tăng tốc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững thành quả chống dịch, chuyển trạng thái từ “Zero Covid-19” sang trạng thái bình thường mới, “thích nghi an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”. Khi địa bàn có dịch, kiên định thực hiện phong tỏa hẹp nhất có thể; phòng, chống dịch dựa trên 4 trụ cột: Cách li; xét nghiệm, điều trị; tiêm vaccine và ý thức của người dân. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, giải ngân kịp thời vốn xây dựng cơ bản, tăng tốc nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, phục hồi phát triển 5 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề (Thương mại, Dịch vụ; Sản xuất công nghiệp, Chế biến; Công nghiệp Xây dựng; Du lịch; Vận tải và Nông nghiệp - trụ đỡ của nền kinh tế); tập trung hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng,v.v...

Bài Tuyên truyền nghị quyết 84/CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ None

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Tin mới nhất