Khi nào cơ quan thẩm quyền Mỹ xác nhận Joe Biden thắng cử Tổng thống?

(Arttimes) - Quá trình chuyển giao quyền lực cho Tổng thống mới ở Mỹ chưa thể bắt đầu nếu không có sự chấp thuận của Cơ quan Dịch vụ tổng hợp (GSA).

Dù một số bang chiến địa vẫn đang kiểm phiếu, chiến thắng của ông Biden ở bang Pennsylvania đã giúp ông đạt được trên 270 phiếu đại cử tri, qua đó đắc cử Tổng thống Mỹ. Nhưng quá trình chuyển giao chính quyền chưa thể bắt đầu nếu không có sự chấp thuận của Cơ quan Dịch vụ tổng hợp (GSA) của Mỹ.

Hôm 7/11, người phát ngôn của GSA khẳng định cơ quan này vẫn chưa chính thức xác nhận ông Biden thắng cử, đồng thời nhấn mạnh quá chình xác nhận sẽ diễn ra theo luật định.

Khi nào cơ quan thẩm quyền Mỹ xác nhận Joe Biden thắng cử Tổng thống? - 1 Tuy ông Biden đã thắng cử nhưng hiện chưa rõ thời điểm cơ quan thẩm quyền xác nhận người chiến thắng chính thức. (Ảnh: Getty Images)

“Theo Đạo luật Kế vị Tổng thống năm 1963, đã có sự sửa đổi, quản trị viên GSA cần xác nhận ứng cử viên chiến thắng dựa trên quy trình được quy định trong Hiến pháp”, phát ngôn viên của GSA cho biết.

Quá trình xác nhận người thắng cuộc bầu cử Mỹ 2020 gặp nhiều khó khăn do đương kim Tổng thống Donald Trump cương quyết bác bỏ kết quả này.

“Joe Biden chưa được chứng nhận là người chiến thắng ở bất kỳ bang nào, chưa nói đến bất kỳ bang nào trong số các bang có nhiều tranh chấp liên quan đến kiểm phiếu bắt buộc hoặc các bang mà chiến dịch của chúng tôi có những thách thức pháp lý hợp lệ có thể xác định người chiến thắng cuối cùng," ông Trump tuyên bố.

Khi nào cơ quan thẩm quyền Mỹ xác nhận Joe Biden thắng cử Tổng thống? - 2 Bà Jill Biden đăng ảnh chúc mừng chồng đắc cử tổng thống.

Các thủ tục thành lập chính quyền mới sau bầu cử gồm: cử đội đánh giá đến từng cơ quan, đưa ra quyết định bổ nhiệm nhân sự và Nội các, xây dựng các chương trình nghị sự về chính sách và quản lý. Ông Biden cần có sự xác nhận của GSA trước khi cử người đánh giá đến các cơ quan cũng như có quyền tiếp nhận một số cơ sở và khoản quỹ nhất định.

Hiện GSA đang quản lý 9,9 triệu USD quỹ dành cho các hoạt động chuyển đổi thay cho chính quyền mới, khoản tiền này sẽ chỉ được giải ngân sau khi “xác định chắc chắn người chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử không phải là người đương nhiệm”.

Năm 2000, các nhà lập pháp cũng từng phải vật lộn với việc ứng cử viên không chấp nhận kết quả thua cuộc trong phiên điều trần vào ngày 4/12/2000. Chỉ khi Tòa án Tối cao tuyên bố ông George W. Bush là người chiến thắng vào ngày 14/12/2000 và ứng cử viên đảng Dân chủ Al Gore đồng ý nhượng bộ, GSA mới kích hoạt quá trình chuyển giao quyền lực.

“Tôi đánh giá cao sự cấp thiết của việc để Tổng thống mới đắc cử bắt đầu quá trình chuyển giao toàn diện nhằm đảm bảo các hoạt động của chính phủ diễn ra suôn sẻ, tuy nhiên chúng ta không nên để sự vội vàng làm sai lệch quan điểm chung hoặc ảnh hưởng đến việc thực thi Đạo luật Kế vị Tổng thống. Nếu quản trị viên của GSA giải ngân tiền quỹ không chính xác... ngoài việc vi phạm pháp luật, điều này có thể dẫn đến thất thoát công quỹ, lãng phí, giảm uy tín của người thắng cuộc và vi phạm thông tin độc quyền”, Hạ nghị sĩ Jim Turner của bang Texas nói.

Một vấn đề khác là hiện không có tiêu chí nào được nêu trong luật về cách người chiến thắng được "xác định chắc chắn" bởi giám đốc GSA. Tuy nhiên, luật nêu rõ rằng quyết định phải được thực hiện dựa trên thực chất chứ không phải chính trị.

None

Theo VTC News

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T