Khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường trong doanh nhân Việt

(Arttimes) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc tại hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và Chiến lược phát triển Văn hóa đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 1090/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2021; Thời báo Văn học nghệ thuật mở chuyên trang Văn hóa Doanh nghiệp, Doanh nhân nhằm cổ vũ phong trào xây dựng và phát triển Văn hóa Doanh nghiệp, khơi dậy khát vọng làm giầu, trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của doanh nhân góp phần xây dựng đất nước hùng cường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trong số báo 49 ra thứ 5, ngày 09 tháng 12 năm 2021, Thời báo Văn học nghệ thuật có đăng bài viết “Tầm nhìn xuyên thế kỷ của Doanh nhân Nguyễn Hữu Đường” của tác giả Đinh Quang Tỉnh. Ngay sau khi báo phát hành và đăng tải bài viết trên báo điện tử Arttimes.vn, tòa soạn đã nhận được hồi âm tích cực từ độc giả xoay quay bài báo. Thời báo Văn học nghệ thuật trân trọng xin giới thiệu với bạn đọc.

Nhà văn, nhà báo Võ Khắc Nghiêm: Đừng để mắc nợ, mắc tội với nông nghiệp và nông dân

Khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường trong doanh nhân Việt - 1
Nhà văn, nhà báo Võ Khắc Nghiêm

Xây dựng Trung tâm thương mại và hệ thống của hàng bán lẻ outlet V+ toàn quốc là một sáng kiến độc đáo, táo bạo của một cựu chiến binh, một chủ doanh nghiệp thương binh nặng. Càng đáng khuyến khích hơn khi dự án này hướng đến nông dân – lực lượng quan trọng nhất làm ra lương thực thực phẩm nhưng cũng là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất khi mà nghề nông vốn dĩ đã cực nhọc, làm ra cái ăn đã vô cùng vất vả mà vẫn nghèo. Khi được mùa mà vẫn rớt giá, hàng hóa làm ra không tiêu thụ được, thậm chí đổ đi. Tôi không thích ta nói “giải cứu” nông sản của nông dân mà phải nói chúng ta có trách nhiệm đồng hành để cùng chung sức chung lòng với nông dân. Hình thành chuỗi tiêu thụ, phân phối sản phẩm nông nghiệp rộng khắp trong cả nước phải bao gồm việc đầu tư nâng cao nhận thức và kỹ năng nâng cao chất lượng và năng xuất lao động từ áp dụng công nghệ xanh để có sản phẩm chất lượng cao không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà vươn tới xuất khẩu như những sản phẩm mà chúng ta đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế nhưng chưa nhiều và chưa đa dạng. Cần phải có trang thông tin về tiêu thụ hàng hóa của toàn thế giới, cập nhật giá cả từng ngày, thừa thiếu ở đâu để hướng nông dân, doanh nghiệp kịp thời tăng giảm sản lượng hợp lý, nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu. Cần đầu tư lớn vào những thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao, đông người dùng, quảng bá văn hóa Việt, phát triển công nghệ mới cho các làng nghề như xuất khẩu tranh sơn mài, tranh sơn dầu và nhiều mặt hàng thủ công  mỹ nghệ mây tre đan, gốm sứ, tượng gỗ… Mơ ước và mong ước được chung tay giúp 5 triệu lao động nông nghiệp - dịch vụ thoát nghèo có thể không ít người không tin và thậm chí không ủng hộ dự án, làm cho nó “nghẽn”, nhưng là ước mơ nên có và phải được nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp chung tay nâng đỡ, hiện thực cho bằng được. Tầm nhìn của Giám đốc Nguyễn Hữu Đường mang tính thời sự toàn cầu, khi mà dịch bệnh đang hoành hành, nông nghiệp nhiều nước bị đình trệ, nạn đói đang cướp đi nhiều sinh mệnh, nhất là trẻ em ở châu Phi, châu Mỹ… Với những trung tâm lo việc làm, lo xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp, nông dân được Nguyễn Hữu Đường triển khai đầy thuyết phục. Những ai còn nghi ngờ hay cản trở hỗ trợ nông dân và sự đổi mới nông nghiệp Việt Nam theo con đường Cách mạng 4.0 là có tội với nông nghiệp, nông thôn và người nông dân.

Đại tá Phạm Văn Bình - Nguyên Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại, Cục Kinh tế, Bộ Quốc Phòng: Không nắm được hệ thống thương mại trong tay không thể điều tiết được hệ thống hàng hóa của mình

Khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường trong doanh nhân Việt - 2
Đại tá Phạm Văn Bình

Là một doanh nhân, ông Nguyễn Hữu Đường dễ dàng nhận ra quy luật tất yếu: “Ai là người nắm được hệ thống thương mại thì người đó sẽ điều tiết được sản xuất và quyết định bán hàng hóa có nguồn gốc từ đâu. Khi mà Việt Nam không nắm được hệ thống thương mại trong tay thì không thể điều tiết được hệ thống hàng hóa của mình”. Cái sống còn của một doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quảng bá, trưng bày, tiêu thụ sản phẩm ở đâu khi các trung tâm thương mại đều ưu tiên hàng nhập khẩu! Khởi nguồn từ những băn khoăn đó, dự án trung tâm thương mại Outlet V+ ra đời.

Là một người lính, không được học hành nhiều do phải lăn lộn với cuộc đời để kiếm sống, lập nghiệp, nhưng trí thông minh, hay là sự thông tuệ như tác giả Đinh Quang Tỉnh nói, đã giúp ông “Đường Bia” làm được nhiều việc cho mình và cho đời, có nhiều phát kiến độc đáo, tạo được dấu ấn trên thương trường.

Không có tiền và khả năng huy động tiền thì không thể xây khách sạn gần 2.000 phòng ở Đà Nẵng, chỉ với hơn một năm và càng không thể nghĩ tới dự án Xây dựng Trung tâm Thương mại Outlet V+  tới nghìn nghìn tỷ với cam kết ứng tiền ra giải phóng mặt bằng cho nhà nước và xây dựng trong vòng 18 tháng, một tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở xã hội cùng 8 trung tâm như dự án đã được công khai mời các nhà quản lý, nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ, báo chí góp ý kiến.

Dự án khẳng định thương hiệu Việt, giúp nông dân, người nghèo thoát nghèo, dù dự án có thành hiện thực hay không (?) thì cái tâm ấy rất đáng trân trọng.  

Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, để triển khai một “Đại dự án” tầm cỡ như xây dựng Trung tâm Thương mại Oulet V+ đầu tư hàng nghàn tỷ đồng, thì bản thân ông Nguyễn Hữu Đường bị nhiều áp lực, nhiều sức ép và vật cản, khó khăn gấp trăm lần. Nhưng với quyết tâm cao, thật tâm hành động, chứng minh được nguồn lực, năng lực quản trị của Công ty Thương binh nặng Hòa Bình. Tôi tin tưởng rằng những ý tưởng cao đẹp và nhân văn của dự án vì nông dân của Cựu chiến binh - Đại gia Nguyễn Hữu Đường sẽ có cơ hội trở thành hiện thực.

TS Nguyễn Thụa - Nghiên cứu viên cao cấp kinh tế xây dựng: Dự án đột phá tạo động lực, niềm bảm hứng cho cộng đồng xã hội

Trong bối cảnh khó khăn của nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam vì đại dịch Covid-19, dự án này có thể xem là đột phá mang cảm hứng và động lực cho cộng đồng xã hội. Dễ nhận ra chủ dự án, doanh nhân, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Đường là người dám nghĩ dám làm, có trách nhiệm với đất nước, với nhân dân.

Điểm tốt của dự án là không xử dụng ngân sách nhà nước, Công ty Thương binh nặng Hòa Bình sẽ đóng góp nghĩa vụ tài chính để giải phóng mặt bặng, xây dựng hạ tầng, phát triển mạng lưới trung tâm thương mại kết nối các tỉnh trở thành hệ thống tiêu thụ hàng hóa cho cả nước. Tạo nhiều việc làm cho người lao động, thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài  nước tham quan mua sắm tại đây.

Riêng điều này thôi, dự án đã góp phần làm cho diện mạo của Thủ đô Hà Nội và đất nước có bước phát triển đáng kể.

Chỉ bấy nhiêu lợi ích nêu trên cũng đủ để thấy giá trị to lớn của dự án mang lại cho cộng đồng vầ xã hội. Dù khó mấy, TP Hà Nội cũng cần hết sức quan tâm tháo gỡ  bằng được để dự án thành công.

Đại tá Công an Ngô Hân: Doanh nhân, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Đường đã nói là làm và làm bằng được

Theo dõi sự phát triển của Công ty Thương binh nặng Hòa Bình trong suốt chặng đường  35 năm song hành cùng đất nước đổi mới do doanh nhân Nguyễn Hữu Đường điều hành, chúng tôi thật sự khâm phục, nể trọng một cựu chiến binh có tấm lòng với nước với dân.

Những công trình để đời gắn với tên mình như Đường “bia”, Đường “Tháp đôi”, Đường “Malt”, Đường “bể bơi dát vàng”, “khách sạn dát Vàng” đã được “đóng đinh”, bạn bè quốc tế thán phục, xã hội thừa nhận, thời gian nghiệt ngã thẩm định và kiểm chứng, giá trị bền vững và vể đẹp của nó. Doanh nhân, cựu chiến binh này đã nói là làm và làm bằng được. Một số công trình đã được tổ chức kỷ lục của  Việt Nam và quốc tế xác nhận, trao bằng kỷ lục.

Chúng tôi tin rằng dự án Trung tâm Thương mại Outlet V+ miễn phí mặt bằng và nhà ở xã hội đi vào hoạt động sẽ tạo nên kỳ tích mới cho Thủ đô Hà Nội, tạo động lực, sức lan tỏa mới cho nền kinh tế, xã hội phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh hơn, bền vững hơn. Đem lại lợi ích nhiều mặt, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, tạo nên sức mạnh giao thương cộng đồng, tăng thị phần hàng Việt để phát triển hệ thống thương mại Việt Nam.

Mong rằng các nhà lãnh đạo có trách nhiệm với nước, với dân hãy kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án rất nhân văn, có tính khả thi, mang tầm vóc khu vực và thế giới sớm đi vào hoạt động.

 Nhà báo, Nhà giáo, Tiến sỹ Lê Thành Ý: Thương mại hướng vào nông nghiệp, nông dân là hướng đi đúng

 Theo tôi biết, từ năm 2015, Công ty Thương binh nặng Hòa Bình đã đề xuất với Đảng và Chính phủ xây dựng một hệ thống Trung tâm thương mại (TTTM) miễn phí trên toàn quốc.

Theo nội dung đề án, Công ty Hòa Bình sẽ xây dựng các TTTM Outlet V+ tại Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhằm tạo mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông sản ở cả vùng sâu, vùng xa. Hệ thống là kênh tiêu thụ hàng hóa với chi phí thấp, tính cạnh tranh cao; góp phần thúc đẩy sản xuất ở 870.000 doanh nghiệp, trên 26.000 hợp tác xã và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh. Các dự án thuộc đề án không sử dụng ngân sách nhà nước; nghĩa vụ tài chính được Công ty Hòa Bình đóng góp để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, phát triển mạng lưới kết nối. Theo đó, Công ty cam kết xây dựng TTTM với quy mô 620.000 m2 sàn thương mại trong thời gian thi công từ 15 đến 18 tháng.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Công ty Hòa Bình sẽ huy động 100% chi phí vốn đầu tư xây dựng 8 trung tâm bao gồm các đơn vị như: thông tin; hỗ trợ liên kết sản xuất trong nước; thí nghiệm và thẩm định giá; xuất nhập khẩu hàng hóa; mua hàng trong nước; kho vận logistic; marketing; và viện nghiên cứu & phát triển sản phẩm, dịch vụ để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa. Theo ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty Thương binh nặng Hòa Bình, nếu thực hiện đúng tiến độ, sau 5 năm dự án đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ không còn hộ đói nghèo, thu hút được hàng trăm triệu lượt khách du lịch/năm và đóng góp hàng trăm nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.

Đề án vào sản phẩm nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn là đúng định hướng của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định.

Nhìn chung, đề án này là một đề án độc đáo, thể hiện tầm nhìn xa, có tính nhân văn cao, cần thiết được ủng hộ để sớm hiện thực hóa.

Nhà thơ Vi Thùy Linh: Một người làm nên cổ tích

Khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường trong doanh nhân Việt - 3
Nhà thơ Vi Thùy Linh

Sự tình cờ càng như duyên đẹp, khi tôi in trang thơ cùng số 49, Thời báo Văn học Nghệ thuật, ra ngày 9/12/2021 và dành thời gian đọc kĩ cả tờ báo. Lâu nay biết đây là báo hấp dẫn, đáng xem, không chỉ là đất tốt cho văn nghệ, mà còn mang đến nhiều thú vị. Nhưng vì bận, nên số này mới đọc kĩ, để xem hợp cộng tác mục gì.Và có cơ biết để rồi ngỡ ngàng về nhân vật tôi đã nghe danh: Đường "bia".

Hy sinh để mong có hòa bình, để đổi bằng được hòa bình bằng chiến thắng, Nguyễn Hữu Đường và thế hệ ông đã dâng hiến nhung tuyết thanh xuân vì lý tưởng. Từ một đơn vị nhỏ thành Tập đoàn Hòa Bình, không chỉ và không thể dừng khi thỏa mãn việc làm, sinh kế mưu sinh. Chỉ quan tâm lời lãi trước mắt - là bản chất con buôn. Còn khát vọng dựng xây để đất nước kiêu hãnh vươn ra thế giới, đề cao giá trị văn hóa, nhân văn, luôn vì cộng đồng, chia sẻ và nâng mức cuộc sống cho mọi người trong xu hướng phát triển bền vững, mới là thương gia đẳng cấp, doanh nhân tầm cỡ.

Nguyễn Hữu Đường, tất nhiên, đủ tiêu chuẩn thứ hai.

Dân gian vẫn nói "Thương trường như chiến trường". Vậy chẳng hóa ra những cựu chiến binh làm kinh tế là đi từ chiến trường này sang chiến trường khác, liên miên ở "mặt trận" sao?

Thế mà ở quốc gia nông nghiệp còn nghèo như Việt Nam, lại có bộ óc vượt tư duy. Nhóm máu A, tôi thích tiên phong. Trong nghệ thuật, tôi đánh giá cao cái hay, đẹp độc đáo chứ ko phải hay mà quen, cũ. Trong cuộc sống, chỉ những ai táo bạo, dám xông pha, bứt phá và làm được điều mà chưa ai nghĩ ra chứ đừng nói là dám làm hay làm được, thì mới đáng nể phục. Văn hào Lỗ Tấn có câu: "Trên mặt đất lúc đầu làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường mà thôi". Nguyễn Hữu Đường - Giáp Ngọ tung vó khai sinh những con đường mới.

Người nghèo cần thoát nghèo, có quyền được sung sướng được ước mơ.  

Là phụ nữ có hai con nhỏ, bận rộn lo toan, tôi thường đi siêu thị gần nhà. Mua được đồ khuyến mại vui, vừa tiết kiệm lại được thư giãn. Ông Đường cho hiện cổ tích giữa thời 4.0, bằng lâu đài vàng, món ăn thượng hạng và đồ tốt Việt Nam cũng như khắp thế giới về Thủ đô tại Outlet V+ với giá mềm dịu cho mọi người thì còn gì bằng. Tôi nhất định đưa các con và rủ thật đông bạn bè, người quen đến tham quan, mua sắm.

Gửi riêng ông Đường: Tôi vốn không thích nghe lời đường mật sáo suông, mà chỉ tin hành động và kết quả.

Người dát vàng giấc mơ

Thơ Vi Thùy Linh

Tuổi Giáp Ngọ, ngựa đường trường không mỏi

Gieo mùa Xuân trên khắp các ngả đường

Muốn đất cằn thành châu báu ngỡ ngàng

Kỷ nguyên số 4.0 vẫn nảy đầy cổ tích

Tên Đường, mà nếm đủ chông gai, mặn đắng

Vị của mồ hôi, xương máu đổi Hoà Bình

Từ chiến trường đến thương trường

Dặm đời gần 70 năm vẫn tráng niên sức nghĩ

Người chiến binh chưa khi nào ngơi nghỉ

Khát khao tạo những bất ngờ chưa từng có cho Hà Nội

Truyền năng lượng đổi thay đẹp đẽ tới bao người

 

Những ý tưởng đột phá chưa ai nghĩ, ai làm

Bật vươn từ cựu chiến binh ắp hồng cầu tiên phong trong trái tim lửa cháy

Những tổ hợp trung tâm thương mại quốc tế

Những lâu đài dát vàng tráng lệ

Những thực đơn ngỡ chỉ là tưởng tượng

Hiện hữu trong đời thực, như mơ

Nguyễn Hữu Đường đắm say dát vàng những giấc mơ...

15.12.2021

GS. Phạm Việt Hưng: Niềm tin vào thế giới tâm linh của doanh nhân Nguyễn Hữu Đường thật đáng quý và cảm động. Đó là phần tận cùng trong tâm khảm con người

Khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường trong doanh nhân Việt - 4
GS. Phạm Việt Hưng đang sinh sống tại Sydney - Australia, từng giảng dạy các môn: Toán kinh tế, Cơ học lý thuyết, Toán học cao cấp, Sức bền vật liệu, Toán luyện thi đại học

Kính gửi: Nhà báo, Họa sỹ Đinh Quang Tỉnh,

Anh Tỉnh quý mến,

Tôi đã đọc bài báo khá dài của Anh có tên “Tầm nhìn xuyên Thế kỷ của Doanh nhân Nguyễn Hữu Đường”. RẤT HAY! Tôi đặc biệt thích một số ý kiến sau đây:

“Một bộ óc thông minh có giá trị hơn một bộ óc chứa đầy chữ” (Montaigne). Tôi đã chép câu này, và học được từ bài viết của anh.

Niềm tin vào thế giới tâm linh của doanh nhân Nguyễn Hữu Đường (nghĩ đến các đồng đội đã hy sinh) thật đáng quý và cảm động. Đó là phần tận cùng trong tâm khảm con người.

Tầm nhìn “xuyên thế kỷ” của doanh nhân Nguyễn Hữu Đường, được anh phân tích rất hay qua những tầm nhìn “xuyên thế kỷ” của Park Chung Hee, Đặng Tiểu Bình, Tiểu vương quốc Dubai.

Những tuyên bố mạnh mẽ của ông Park làm tôi giật mình thán phục. Ông ấy không tuyên bố suông, mà đã biến giấc mơ thành hiện thực.

Cám ơn anh vì một bài viết rất informative (nhiều thông tin) và cung cấp một cái strategic vision (tầm nhìn chiến lược) trong vấn đề phát triển - bài toán lớn của mọi quốc gia hiện nay. Cũng qua anh cho tôi gủi lời trân quý đến Doanh nhân Nguyễn Hữu Đường và chúc cho Dự án nâng tầm vóc Việt của ông ấy sớm thành hiện thực.

Tin liên quan

Tin mới nhất