Mạng xã hội Phật giáo Butta góp mặt tại triển lãm mỹ thuật gốm Xuân 2021

Chào đón Xuân Tân Sửu, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức triển lãm Gốm Xuân 2021 từ ngày 28-1 đến ngày 10-2-2021 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật – 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Sự kiện hội tụ đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà phê bình nghệ thuật và các nghệ nhân làng nghề gốm truyền thống. Đại diện Mạng xã hội Phật giáo Butta, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức - tác giả bức tranh “Vỏ tương lai” và là Chủ tịch Quỹ tranh “Butta sweet life” đã trao tặng hàng trăm bức tranh sơn dầu cho các bệnh viện Việt Nam, tham gia triển lãm với 2 tác phẩm “Sẻ chia” và “Hỉ sự”. Họa sĩ xúc động chia sẻ: “Mỗi người đóng góp một chút sức lực nhỏ bé để nền nghệ thuật Việt Nam ngày càng phát triển. Bản thân tôi cũng muốn góp sức cùng với nền tảng công nghệ, con người và lòng quyết tâm sẽ đưa các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam đến với khu vực và thế giới trong tương lai không xa”. Với chất liệu gốm Việt, họa sĩ đã phác họa logo biểu tượng của Mạng xã hội Phật giáo Butta một cách sinh động, thể hiện trọn vẹn ý nghĩa “sẻ chia” với sắc đỏ, được coi là tương đối khó trên đĩa gốm. Họa sĩ mong muốn mang tới triển lãm thông điệp “sẻ chia” đúng tinh thần Phật giáo, hướng tới những giá trị “tốt đời, đẹp đạo” lan tỏa đến cộng đồng. Tác phẩm “Hỉ sự” mang đến cho người xem sự tươi mới, phấn khích trước vẻ đẹp rực rỡ, long lanh đúng như tên gọi.

Mạng xã hội Phật giáo Butta góp mặt tại triển lãm mỹ thuật gốm Xuân 2021 - 1
 

 

Mạng xã hội Phật giáo Butta góp mặt tại triển lãm mỹ thuật gốm Xuân 2021 - 2
Những tác phẩm gốm đương đại trưng bày tại triển lãm Gốm Xuân 2021.  

Cùng với hàng trăm tác phẩm gốm của gần 50 nghệ sĩ Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Mỹ thuật các địa phương, triển lãm là tập hợp những tác phẩm gốm đương đại, đại diện cho một chặng đường bền bỉ sáng tạo nghệ thuật trên chất liệu gốm của các nghệ sĩ Việt Nam. Không chỉ có các tên tuổi gạo cội như họa sĩ Lê Ngọc Hân với tác phẩm “ngẫu hứng mùa xuân”, “tiếng sáo” triển lãm cùng trưng bày tác phẩm của các nhà điêu khắc tên tuổi như Lưu Danh Thanh, Nguyễn Kim Xuân, Phạm Sinh, Lưu Thanh Lan, Đỗ Bá Quang, Lê Minh Long, Vũ Đại Bình... với các tác phẩm gốm điêu khắc có chất lượng cao. Ngoài ra, còn sự góp mặt của các nghệ nhân làng nghề Bát Tràng, những tác phẩm nghệ thuật của các "gia đình gốm”...

Sự đa dạng, phong phú của các tác phẩm nghệ thuật sẽ mang tới cho người dân Thủ đô và khách tham quan một cách nhìn mới về nghệ thuật trên các sản phẩm gốm Việt.

Trường Hải

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Tết, dẫu ngày thường không hay rượu thì, chí ít mỗi người dù già trẻ, gái trai, đều có thể nâng một ly rượu thơm nồng mừng xuân, mừng năm mới. Người ta nói đến “văn hóa rượu”, vì rượu là một trong những phát minh quan trọng của loài người (nhiều ý kiến còn cho là sau việc phát minh ra lửa!?). Muốn cảm nhận được cái nhã thú của văn hóa rượu, thiết nghĩ có một cách, hãy tìm đ