Những kiệt tác hội họa từng bị tấn công gây chấn động giới nghệ thuật

(VHNT) - Trong lịch sử hội họa, đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng từng trở thành “đối tượng bị hại” trong những vụ tấn công gây bàng hoàng, sửng sốt

The Night Watch (Phiên tuần đêm)

Bức họa được thiên tài Rembrandt thực hiện năm 1642 theo yêu cầu của Thị trưởng Amsterdam bấy giờ, nhằm phác họa lại hình ảnh sống động của đoàn quân tuần đêm. Tác phẩm vang danh với kích cỡ khổng lồ và thể hiện kỹ thuật phối sáng độc nhất vô nhị của đại danh họa Rembrandt.

Trong 3 thế kỷ tồn tại, bức họa The Night Watch đã trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm, nhiều lần bị tấn công dẫn tới hư hại. Lần phục dựng gần nhất là năm 1975, bức họa lại bị tấn công bằng dao bởi một người đàn ông thất nghiệp có tên Wilhelmus de Rijk, nhưng lần này, lực đâm quá mạnh nên để lại những vết cắt lớn trên tranh, nhưng chính lớp phủ bóng khá dày của tác phẩm đã cứu nguy cho bức họa, những nhát dao đã không thể rạch xuyên qua lớp phủ bóng ấy. Sau đó, bức họa đã được bảo vệ nghiêm ngặt trong một căn phòng đặc biệt tại bảo tàng Rijksmuseum.

Năm 1990, một bệnh nhân tâm thần bỏ trốn lại tạt axit lên tranh bằng một chai xịt mà y cất giấu trong người. Nhân viên bảo vệ đã nhanh chóng can thiệp và xịt nước lên tranh khiến dung dịch axit bị pha loãng, chỉ tác động được tới lớp phủ bóng của tranh và mưa kịp ngấm sâu xuống các lớp màu bên dưới. Sau đó, tranh lại phải trải qua phục chế.

Những kiệt tác hội họa từng bị tấn công gây chấn động giới nghệ thuật - 1 Bức "The Night Watch" sau khi bị tấn công

Cho đến gần đây các chuyên gia phát hiện các vệt mờ màu trắng đáng ngại xuất hiện trên bức họa, gần khu vực các vết dao đâm cũ, do đó dự án Operation Night Watch đã được lập ra để phục dựng toàn vẹn kiệt tác này.

Từ tháng 7/2019, bức hoạ bắt đầu được phục dựng. Có thể nói, đây là lần phục dựng có quy mô lớn với những kỹ thuật hiện đại, tinh vi nhất. Trong giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu giám định bức tranh để xây dựng quy trình phục chế hiệu quả nhất. Từ tháng 2/2020, bảo tàng chính thức kết hợp với công ty sơn AkzoNobel để phục dựng và bảo tồn The Night Watch theo cách tốt nhất.

Theo kế hoạch, trong suốt 2 năm tới, các chuyên gia trong dự án sẽ tập trung vào 3 trọng tâm: tái tạo dựng kỹ thuật impasto; thiết kế hiệu chuẩn màu phù hợp để cải thiện chất lượng hình ảnh và số hóa của các bức họa; cải thiện chất lượng trải nghiệm khi chiêm ngưỡng bức The Night Watch, bao gồm tác động của điều kiện ánh sáng và môi trường xung quanh đối với nhận thức màu sắc, bằng cách sử dụng công nghệ hiển thị màu tân tiến nhất của AkzoNobel.

Mona Lisa (Nàng Mona Lisa)   Những kiệt tác hội họa từng bị tấn công gây chấn động giới nghệ thuật - 2

Bức Mona Lisa

Bức “Mona Lisa” được thực hiện bởi danh họa Leonardo da Vinci đã từng phải trải qua những cuộc tấn công lớn nhỏ và hiện giờ tác phẩm đã được bảo vệ rất cẩn thận.

Hồi năm 1911, tác phẩm bị đánh cắp khỏi bảo tàng Louvre bởi một nhân viên từng làm việc cho bảo tàng, người này có tên Vincenzo Peruggia, Vincenzo từng tham gia vào việc dựng khung kính bảo vệ cho tác phẩm. Anh ta tiến hành vụ trộm bằng cách trốn trong một phòng chứa đồ vệ sinh, khi bảo tàng đóng cửa lúc cuối ngày, Vincenzo lẻn ra đánh cắp bức tranh và giấu tranh bên dưới chiếc áo khoác rộng trong quá trình tẩu thoát. Vincenzo Peruggia vốn là một người Ý, anh ta mong muốn đưa tác phẩm về với các bảo tàng, triển lãm ở Ý. Người này giữ tranh trong căn hộ của anh ta suốt hai năm rồi bị bắt trong một lần bán tranh cho giám đốc của một triển lãm ở Florence, Ý. Tranh được trưng bày tại triển lãm này trong hai tuần rồi lên đường trở về bảo tàng Louvre (Pháp) vào đầu năm 1914. Vincenzo Peruggia bị phạt 6 tháng tù giam.

Trong thời kỳ diễn ra Thế chiến II, tranh được đưa đi “sơ tán”. Trải qua những biến động đầu tiên này, bức “Mona Lisa” vẫn còn nguyên vẹn.

Nhưng tới năm 1956, một thanh niên có tên Ugo Ungaza Villegas đã ném một hòn đá về phía bức tranh khi tham quan bảo tàng Louvre, lực ném quá mạnh khiến lớp kính bảo vệ bị vỡ và những mảnh vỡ văng vào tranh, khiến một mẩu sơn của tranh bị bong ra, đó là ở chỗ cùi trỏ bên trái của nàng Mona Lisa.

Lý do khiến bức tranh được lắp khung kính từ hồi thập niên 1950 là bởi trước đó, có một người đàn ông tuyên bố đã đem lòng yêu bức tranh và định dùng dao để... cắt tranh đem đi. Ngay sau đó, kính chống đạn được lắp trước bức tranh.

Năm 1974, khi tranh được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo (Nhật Bản), một người phụ nữ đã phun sơn đỏ lên lớp kính bảo vệ tranh.

Năm 2009, một phụ nữ đã ném một chiếc cốc mua tại bảo tàng Louvre về phía bức tranh, chiếc cốc va vào lớp kính bảo vệ rồi vỡ tan.

Pieta (Đức Mẹ sầu bi) Những kiệt tác hội họa từng bị tấn công gây chấn động giới nghệ thuật - 3

Tác phẩm trước và sau khi phục chế

 Một vị hồng y người Pháp thuê một chàng trẻ tạc một bức tượng bằng đá cẩm thạch, sau này khi qua đời sẽ đặt trên nắp mộ, để người đời sau nhớ đến mình. Sau 2 năm miệt mài tận tụy, chàng trai đã hoàn thành tác phẩm Pieta – Đức Mẹ Sầu Bi. Thấp thoát đã hơn 500 năm trôi qua kể từ đó, chẳng còn mấy ai nhớ đến vị hồng y người Pháp, còn chàng trai trẻ ngày ấy, tên tuổi đã lưu danh sử sách như một trong những tài năng lớn nhất của loài người – chàng trai đó chính là Michelangelo

Bức tượng Pieta – Đức Me Sầu Bi, mô tả lại một khoảnh khắc đau buồn khi Đức Mẹ Maria ôm thi hài Chúa Giêsu vừa gỡ xuống từ thập giá. Tay phải Đức Mẹ nâng nhẹ thân hình mảnh dẻ của Chúa, tay trái đưa ra như một sự chấp nhận hy sinh cho những điều thiêng liêng lớn lao hơn.

Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của nghệ sĩ Michelangelo đã từng phải trải qua nhiều lần phục chế. Lần đầu, 4 ngón tay trên bàn tay trái của tượng Đức Mẹ bị gãy khi tác phẩm được di chuyển vị trí. Sự cố đã được sửa chữa, phục chế hồi năm 1736.

Vào năm 1972, một người đàn ông bị tâm thần có tên Laszlo Toth đã bước vào Vương Cung Thánh Đường Thánh Peter ở Vatican rồi dùng búa tấn công tác phẩm điêu khắc. Với 15 nhát búa, kẻ này đã làm gãy cánh tay của tượng Đức Mẹ, làm vỡ chóp mũi, sứt mẻ mi mắt. Những du khách có mặt ngay lập tức chạy lại để khống chế Toth.

Một số du khách khác đã nhặt lấy những mẩu đá hoa cương rơi xuống sàn, về sau, có một số người đem trả lại, nhưng rất nhiều người trong số này không làm được như vậy. Nhóm phục chế đã phải cắt đá ở phía sau lưng tượng để dùng trong quá trình, phải mất 10 tháng làm việc liên tục với từng mảnh vỡ nhỏ nhất tìm được, các nhà phục chế đã trả lại vẻ đẹp nguyên trạng cho Pieta. Giờ đây, tượng cũng được bảo vệ bởi 3 lớp kính chống đạn bao quanh tại nhà thờ Thánh Peter, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ngọc Anh  None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và Opera Vầng trăng Him Lam

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và Opera Vầng trăng Him Lam

Sau 8 năm kể từ ngày công diễn vở opera Lá đỏ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trở lại ấn tượng với opera Vầng trăng Him Lam, tác phẩm tham gia cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật “Sống mãi với thời gian” giai đoạn 2022 – 2025.