Kiến trúc độ đáo "có một không hai" của Nhà lớn Long Sơn

Nhà Lớn Long Sơn được xây dựng với phong cách pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian (trời, đất) với Nho giáo, Lão giáo của Khổng Tử.

Nhà lớn Long Sơn (còn gọi là đền Ông Trần nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ mang nhiều nét đặc sắc, có thể nói là độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Quần thể di tích này là sự pha trộn của nhiều tín ngưỡng dân gian địa phương với Nho giáo và Lão giáo.

Quân thể Nhà lớn Long Sơn này với kiến trúc có nhiều công trình được chia thành ba khu riêng biệt như: Khu nhà thờ, khu lăng mộ ông Trần và một quần thể bao gồm nhiều nhà chức năng khác nhau.

Các công trình đều mang màu sắc tươi sáng với tường vôi trắng, các ô cửa, mành che và vách gỗ sơn xanh, thể hiện nét tín ngưỡng của đạo Ông Trần và tính quần cư, đoàn kết giữa những người dân tha hương khi đến chốn rừng núi hoang vu lập nghiệp.

Ngày 3/8/1991, quần thể Nhà lớn Long Sơn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Nhà lớn Long Sơn ấn tượng nhất là khu nhà thờ. Khu nhà này quay mặt về hướng Đông, có diện tích 7.800m2 bao gồm các công trình kiến trúc: Lầu Cấm (Tiền điện); Nhà Thánh, Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật (Chính điện), nhà Hậu (Hậu điện) và Lầu Dài là nơi lễ nghi hội hè.

Trong các gian thờ có vô số kỷ vật cổ, đa phần bằng gỗ quý. Cách bày trí nội thất khu di tích rất trang nghiêm, uy nghi với nhiều hoành phi, hương án bài vị, bàn thờ, tủ cẩn, câu đối.

Các du khách đến đây chủ yếu ở các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An...

Ngoài ra, mỗi độ Tết đến xuân về, Nhà lớn Long Sơn cũng thu hút du khách thập phương xuất phát từ những lòng hảo tâm, mang hàng từ thiện về giúp người khó khăn hay những em học sinh nghèo hiếu học...

None

Link nội dung: https://arttimes.vn/tin-tuc/kien-truc-do-dao-34co-mot-khong-hai34-cua-nha-lon-long-son-c2a1074.html