Mẹ dạy con điều này trước 3 tuổi, trẻ càng có nhiều triển vọng, nên người thành tài

Giáo sư Li Meijin, chuyên gia tâm lý nổi tiếng cho biết rằng, bố mẹ nên dạy con những điều này trước 3 tuổi, nếu muốn con dễ dàng thành công hơn trong tương lai.

Trong cuộc tiếp xúc với tội phạm vị thành niên, Giáo sư Li Meijin nhận thấy rằng có những vấn đề trong cuộc sống và giáo dục gia đình của trẻ.

Sở thích, tính cách và các khía cạnh khác của trẻ có thể là bẩm sinh, nhưng nhiều hơn thế được hình thành ngày này qua ngày khác và những điều bố mẹ dạy con trước 3 tuổi được xem là rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.  

Giáo sư Li Meijin cho biết rằng, bố mẹ nên dạy con những điều này trước 3 tuổi, nếu muốn nuôi dưỡng cho con nhân cách tốt, đồng thời dễ dàng đạt được thành công hơn trong cuộc sống về sau.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển tính cách của trẻ

Môi trường sống

Theo giáo sư Li Meijin, nuôi con kiểu gì thì bố mẹ hãy tạo cho con một môi trường tương ứng. Nếu được phát triển trong một môi trường trong xanh, lành mạnh thì bé sẽ có khả năng phát triển thể chất và tinh thần tối ưu.Ví dụ, nếu nhà cửa được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày thì trẻ sẽ dễ dàng hình thành thói quen ngăn nắp, gọn gàng. 

Ngược lại nếu bé có một môi trường sống không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, việc hình thành tính cách, và lối suy nghĩ về sau.

Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến môi trường sống của con để bé có cơ hội được vươn mình lớn lên một cách tự tin và hoàn hảo.

Tính cách của bố mẹ

Tuy tính cách của con cái và bố mẹ có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng sự hình thành nhân cách của con cái thường liên quan mật thiết đến tính cách của bố mẹ. 

Nếu bố mẹ gắt gỏng, trẻ sẽ mất kiên nhẫn và tức giận, hoặc cảm thấy tự ti và rụt rè. Vì vậy, khi giáo dục con cái, bố mẹ phải nên cải thiện những khiếm khuyết về nhân cách của chính mình.

Những điều bố mẹ dạy con trước 3 tuổi được xem là rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.  

Giáo dục và sự quan tâm nhận được

Trẻ em có thể nhận được rất nhiều sự giáo dục trước 3 tuổi, nếu được bố mẹ yêu thương chỉ bảo và dạy dỗ ngay từ nhỏ sẽ giúp bé phát triển tư tưởng và hình thành nhân cách tốt hơn so với những trẻ không được quan tâm, chăm sóc.

Chẳng hạn như kể chuyện cho trẻ nghe trước khi đi ngủ, không chỉ để giúp trẻ đi vào giấc ngủ, mà còn từ từ học một số ý tưởng được thể hiện trong các câu chuyện.

Chính vì vậy mà các mẹ hãy dành thời gian quan tâm và chỉ dạy cho con ngay từ nhỏ để bé có được nền tảng phát triển nhân cách một cách tốt nhất. 

4 điều quan trọng bố mẹ nên dạy con trước 3 tuổi

Bố mẹ bắt đầu dạy trẻ càng sớm càng tốt, đặc biệt trong 3 năm đầu đời chính là thời điểm “vàng” để dạy trẻ vì khả năng tiếp thu của trẻ rất nhanh và vô hạn. Bởi thời điểm này trẻ đang phát triển mạnh về cả mặt trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ, cảm xúc.

Giáo dục kiến ​​thức cơ bản sớm cho bé

Ngoài việc kể chuyện và hát những bài đồng dao cho trẻ nghe như đã nói ở trên, việc giáo dục kiến ​​thức có thể được phản ánh ở mọi nơi trong cuộc sống, mẹ có thể dán một số thẻ lên tường ở nhà, khi ra ngoài chơi mẹ có thể giải thích cho trẻ nghe một số ý nghĩa thông thường, chẳng hạn như ý nghĩa của đèn giao thông, các loài hoa thường nở vào mùa nào...

Nuôi dưỡng tình yêu và lòng trắc ẩn

Tình yêu thương và sự cảm thông của trẻ em sẽ trở thành điểm sáng cho các em trong tương lai. Bố mẹ có thể đưa con em mình đi làm từ thiện, quyên góp quần áo mà con không mặc nữa cho trẻ em miền núi.

Bố mẹ cũng có thể đưa trẻ đến viện dưỡng lão để xem cách chăm sóc người già. Thực tế, những điều này rất dễ để vun đắp tình yêu thương cho trẻ.

Hãy cho con tham gia một số hoạt động tập thể, điều này giúp trẻ nâng cao khả năng giao tiếp và sự tự tin.

Rèn luyện khả năng độc lập 

Tính tự lập của trẻ cần được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ, trước 3 tuổi, có rất nhiều việc thích hợp để trẻ tự làm như để trẻ tự đóng gói đồ chơi, xếp quần áo,... Không phải đứa trẻ nào cũng cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ trong chuyện ăn, mặc. Cho trẻ nhiều cơ hội hơn để tự mình làm mọi việc có thể rèn luyện tính độc lập của trẻ.

Nhà tâm lý học Prager cho rằng “Người biết kiềm chế cảm xúc ắt hẳn sẽ làm chủ được cuộc sống của chính mình, hãy để trẻ tăng khả năng ứng phó tốt hơn nếu gặp khó khăn trong tương lai.

Tạo cơ hội cho con được thể hiện mình

Trẻ lên 3 tuổi có khả năng tự thực hiện một số các hoạt động như tự mặc quần áo, tự xúc cơm ăn, rửa chén… mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Nhiều ông bà, bố mẹ lo lắng trẻ chưa có khả năng thực hiện hoặc thực hiện sai nên thường tự mình chăm sóc trẻ theo ý mình, làm thay trẻ thay vì khuyến khích trẻ thực hiện.

Cách dạy trẻ 3 tuổi nghe lời là tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện bản thân, bố mẹ chỉ nên quan sát và hướng dẫn trẻ kịp thời để tránh trẻ hình thành những thói quen xấu.

 Cho trẻ nhiều cơ hội hơn để tự mình làm mọi việc có thể rèn luyện tính độc lập của trẻ.

Ví dụ việc tập cho trẻ cầm đũa nhiều người thường lo lắng trẻ cầm vật nhọn sẽ nguy hiểm nên ngăn cản, chỉ cho trẻ tập dùng muỗng khi ăn.

Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cầm đũa đúng cách và quan sát, điều chỉnh cho con để con cầm đũa được chính xác. Lưu ý nhắc con không được cầm đũa khi chạy nhảy để đảo bảo an toàn.

Bố mẹ nên chú ý điều gì trong quá trình nuôi dạy con?

Bố mẹ nên học cách giữ bình tĩnh, làm chủ cảm xúc

Khi con mất bình tĩnh, bố mẹ càng hung hăng, đây là thói quen của nhiều bậc phụ huynh. Không loại trừ khả năng cách làm này có thể khuất phục được những đứa trẻ ngay lúc đầu nhưng đôi khi sẽ khiến trẻ khó chịu hơn.

Hãy cố gắng một giọng nói nhẹ nhàng mềm mại với con cho đến khi bản thân cảm thấy bình tĩnh hơn. 

Không phải lúc nào cũng có thể thỏa hiệp với con 

Nếu bố mẹ lúc nào cũng thỏa hiệp và nuông chiều con, trẻ sẽ hình thành nên việc ỷ lại. Suy nghĩ kiểu này rất bất lợi cho sự trưởng thành của trẻ, do đó bố mẹ nên biết cách từ chối trẻ, khi trẻ đưa ra những yêu cầu vô lý thì nên từ chối khéo và dạy con điều gì được phép làm và điều gì không được phép.

Bố mẹ cần chú ý quan tâm đến sự trưởng thành của con mình từng bước.

Khen ngợi nếu con làm tốt

Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Đây là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Khen ngợi đúng cách giúp trẻ hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá.

Trong học tập, thi đua, khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Trong đời sống, khen ngợi giúp trẻ biết được đâu là việc tốt cần phát huy và đâu là việc không nên làm.

Cuộc sống của một đứa trẻ phần lớn ảnh hưởng bởi những gì trẻ nhận được khi còn nhỏ. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý quan tâm đến sự trưởng thành của con mình từng bước.

Hạ Mây

Link nội dung: https://arttimes.vn/gia-dinh/me-day-con-dieu-nay-truoc-3-tuoi-tre-cang-co-nhieu-trien-vong-nen-nguoi-thanh-tai-c59a7130.html