Tận dụng thế mạnh công nghệ - Giải pháp hữu hiệu để phổ biến tác phẩm nghệ thuật trong mùa dịch Covid-19

(Arttimes) - Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trên nền tảng số của cuộc cách mạng 4.0, trong năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế số, việc ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng này để tổ chức theo hình thức trực tuyến các hoạt động văn học nghệ thuật của tổ chức, cá nhân đã được khai thác và trong thực tế đã đem lại hiệu quả tích cực.

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong gần 2 năm qua kiến rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật bị ngưng trệ, trong đó có các hoạt động trực tiếp như biểu diễn  âm nhạc, sân khấu, chiếu phim, triển lãm tranh, ảnh các workshop nghệ thuật… Tuy nhiên, trong bối cảnh các hoạt đông nghệ thuật trực tiếp với công chúng bị gián đoạn hoặc phải ngừng hẳn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội thì chính trong hoàn cảnh này các nghệ sỹ vẫn phải lao động nghệ thuật để giữ lửa đam mê nghề nghiệp và vẫn có nhu cầu giới thiệu tác phẩm đến công chúng. Bản thân công chúng, ngoài việc xem truyền hình thì việc tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội và trong đó có các hình thức giới thiệu phổ biến tác phẩm của văn nghệ sỹ, của văn nghệ sỹ với nhau cũng là một nhu cầu. Vì lẽ đó, nhiều đơn vị, cá nhân có nhu cầu có nhu cầu tổ chức các sự kiện, phổ biến tác phẩm nhưng không thể mở trực tiếp được do hạn chế tập trung đông người đã chuyển sang đã tổ chức các triển lãm, sự kiện, hoạt động nghệ thuật bằng hình thức online để giới thiệu tác phẩm nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nghệ thuật của công chúng.

Tận dụng thế mạnh công nghệ - Giải pháp hữu hiệu để phổ biến tác phẩm nghệ thuật trong mùa dịch Covid-19 - 1

Đêm nhạc trực tuyến "Cảm ơn những điều phi thường" với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng  diễn ra lúc 19h30 ngày 15-8, trên nền tảng GreenHat, trang Facebook, website Tạp chí Đẹp

Các triển lãm, sự kiện nghệ thuật thường được tổ chức trên nền tảng mạng xã hội, thông qua Facebook cá nhân, Fanpage của các bảo tàng, các Trung tâm nghệ thuật, phòng tranh online trên các website hay các bảo tàng trực tuyến… Các chương trình ca nhạc. MV ca nhạc, triển lãm trực tuyến đã phần nào đáp ứng được nhu cầu giới thiệu,qảng bá tác phẩm của các đơn vị văn hóa nghệ thuật, của nghệ sỹ và  nhu cầu  thưởng thức, giao lưu nghệ thuật của công chúng trong thời gian giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, mỗi loại hình nghệ thuật có đặc trưng riêng và có đối tượng tác động riêng, nhất là các hoạt động trực tiếp như ca nhạc, sân khấu, điện ảnh, triển lãm, trưng bày phải có người xem trực tiếp mới đạt hiệu quả cao nhất. Song thực tế cuộc sống thời đại dịch Covid-19 đã đặt ra những thách thức nặng nề nên bởi không được tập trung đông người và thực hiện các khuyến cáo, các quy định phòng chống dịch nên ngoài các phương thức tác động truyền thống, việc tận dụng cơ hội từ thành tựu khoa học công nghệ truyền thông trên internet trong đó có hình thức online không chỉ là “giải pháp tình thế’ mà nhiều người còn nhận ra khả năng, cơ hội không nhỏ của hình thức này nếu được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và có cách làm sáng tạo, bài bản.

Tận dụng thế mạnh công nghệ - Giải pháp hữu hiệu để phổ biến tác phẩm nghệ thuật trong mùa dịch Covid-19 - 2

Tour 3D của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho phép công chúng thưởng lãm những tác phẩm mỹ thuật quý ngay tại nhà.

Một họa sỹ chia sẻ, trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nơi bị cách ly xã hội, bị phong tỏa, việc tổ chức triển lãm, các sự kiện nghệ thuật trực tuyến là cách thức duy nhất để có thể mang nghệ thuật đến gần hơn với công chúng. Đây cũng là một giải pháp kết nối của các nghệ sỹ khi muốn đưa nghệ thuật đồng hành với công chúng trong cuộc chiến chống COVID-19. Thời gian qua, nhiều nghệ sỹ đã gửi tranh, ảnh bán đấu giá online lấy kinh phí ủng hộ lực lượng tuyến đầu, giúp những hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch. Triển lãm trực tuyến mang tên “Cây đời mãi xanh” tổ chức gây quỹ mua gạo cho các gia đình khó khăn tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút sự tham gia của hơn 60 họa sỹ với hơn 100 tác phẩm tranh vẽ trên nhiều chất liệu. Đến nay, quỹ đã quyên góp được hơn 1 tỷ đồng để mua gạo và thực phẩm hỗ trợ đồng bào…

Một nghệ sỹ, doanh nhân có tiếng trong làng giải trí, những ngày  dịch Covid diễn ra căng thẳng quyết liệt, do hoàn cảnh riêng, chỉ có hai mẹ con, không người thân, không người giúp việc, để bảo đảm an toàn cho hai mẹ con, cô hầu như không ra ngoài, bên cạnh việc chăm sóc nuôi dạy con, cô kêu gọi hàng chục, hàng trăm nghệ sỹ để thực hiện dự án âm nhạc trực tuyến chung tay chống Covid. Thời gian giãn cách là thời gian chuẩn bị hết giãn cách dự án sẽ tiếp tục. Cô cho rằng để giữ lửa đam mê nghệ thuật, nghệ sỹ cần phải tự mình sáng tạo tìm cách để giao lưu với đồng nghiệp, với công chúng và cũng có thể kiếm thêm thu nhập từ công việc này từ một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại thông minh.

Nhiều nhạc sỹ, nghệ sỹ, họa sỹ, nhà điêu khắc trong thời gian qua đã sử dụng hình thức     trực tuyến thành công trong việc phổ biến tác phẩm của mình đễn công chúng và nhận được sự hưởng ứng , khích lệ của đông đảo công chúng.

Có thể nói, trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, và tình hình đại dịch Covid trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp và chúng ta sẽ phải chấp nhận sống chung với dịch bệnh, vừa phòng chống dịch, vừa học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, phát triển văn học nghệ thuật. Tận dụng công nghệ để hoạt động văn học nghệ thuạt không chỉ là thời cơ mà còn là hướng đi tích cực cần được khuyến khích thực hiện.

Để hoạt động tuyên truyền quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật trên không gian mạng sự có hiệu quả, thiết nghĩ Nhà nước cần quan tâm và có sự đầu tư kinh phí để đầu tư cho tác phẩm có chất lượng cao về nội dung và thủ pháp nghệ thuật và đầu tư hệ thống công nghệ thông tin truyền thông cho các hội, các đơn vị nghệ thuật công lập (có thể dùng chung) có thế mạnh để sản xuất các chương trình trực tuyến có chất lượng đáp ứng nhu cầu của công chúng cũng như hỗ trợ khả năng sáng tạo, tích hợp các loại hình nghệ thuật cho các đơn vị, các cá nhân.

Việc sử dụng công nghệ trong chiến lược xây dựng công nghiệp văn hóa đã được Nhà nước quan tâm và có chính sách phát triển. Ngoài đầu tư công nghệ và giải pháp thì vấn đề đào tạo nhân lực cho công nghiệp văn hóa cần được quan tâm đẩy mạnh, tạo nền tảng để nghệ sỹ phat huy thế mạnh đó cùng chung tay sáng tạo những tác phẩm có chất lượng cao, có cách thể hiện mới phù hợp với xu thế sử dụng công nghệ trong thưởng thức nghệ thuật của công chúng.

(Bài Tuyên truyền Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

None

Tuấn Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Truyện cổ tích: Chàng Trăng

Truyện cổ tích: Chàng Trăng

Bây giờ đêm đêm trên dòng thác Pông-gơ-nhi, mặt trăng sáng vằng vặc như một chiếc đĩa vàng in bóng trên mặt nước...

Ban Tuyên giáo Trung ương gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật  khu vực trung du miền núi Bắc Bộ

Ban Tuyên giáo Trung ương gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực trung du miền núi Bắc Bộ

Ngày 15/4/2024, tại Hội trường Quân khu 2 (tỉnh Phú Thọ), Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam  và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức cuộc gặp mặt của Ban Tuyên giáo Trung ương với các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực trung du miền núi Bắc Bộ.