Trần Minh Hân - nghệ sĩ đa tài

(Arttimes) - Đại tá Trần Minh Hân là một tên tuổi khá quen thuộc trong giới văn nghệ sĩ, ông ghi dấu ấn riêng ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Hội họa, âm nhạc, nghiên cứu lịch sử, điện ảnh và thơ ca. Công chúng yêu nghệ thuật cả nước cũng không xa lạ về ông. Nghệ sĩ Trần Minh Hân là hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội, hội viên Hội Điện ảnh Hà Nội. Ông nguyên là Trưởng phòng Trưng bày - Tuyên truyền Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, hiện nay là Chủ tịch Câu lạc bộ (CLB) Thơ Việt Nam.

Đại tá - nghệ sĩ Trần Minh Hân sinh ngày 24 tháng 10 năm 1957 tại Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định. Xuất thân trong một gia đình tri thức, cha ông vốn là thầy giáo dạy toán nhưng lại yêu thích thơ ca cho nên tình thân ấy cũng dần ngấm truyền vào con người ông như một cái duyên trời định. Ngay từ khi từ nhỏ, ông đã được bạn bè và thầy cô khâm phục về tài văn chương, cách sử dụng con chữ uyển chuyển, mượt mà và đặc biệt những bài văn câu thơ ấy luôn luôn chứa đựng tình cảm thiết tha với quê hương, đất nước, bà con làng xóm, gia đình… Cậu bé Trần Minh Hân đã nuôi dưỡng ước mơ sau này được trở thành nhà báo, nhà văn, nhà thơ. Và trong chuyến hành trình đam mê của mình, con người đa tài ấy đã thử sức mình ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau và đạt được nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ.

Trần Minh Hân - nghệ sĩ đa tài - 1

Đại tá Trần Minh Hân

Tích cực trong các hoạt động phong trào nghệ thuật từ khi còn học phổ thông đã làm nền tảng cho ông khi bắt đầu bước chân vào quân ngũ - một môi trường tổng hợp rất tốt để ông phấn đấu. Tại đây ông là diễn viên phục vụ và chiến đấu ở biên giới Tây Nam và Campuchia thuộc sư đoàn 376 quân chủng không quân. Sau đó, từ tháng 7/1981 đến tháng 8/1984, ông trở về và tham gia học tập tại Học viện sỹ quan Chính trị - Quân sự (nay là Đại học Chính trị). Sau khi tốt nghiệp ông có  khoảng thời gian gần một năm là Giáo viên trường Đại học Tài chính - Kế toán (nay là Học viện Tài chính). Tháng 5/1985 đến tháng 9/1987 ông đảm nhiệm Trợ lý chuyên trách công tác thanh niên, công đoàn, chủ nhiệm nhà văn hoá trường Sỹ quan Tài chính Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, Đại tá Trần Minh Hân còn có ba năm sau đó giữ chức Trưởng ban Tổ chức hành chính, Trợ lý chính trị Xưởng Mỹ thuật Quân đội - Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau đó ông học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Ra trường ông trở thành người hoạt động nghệ thuật với vai trò đầu tiên là Trợ lý, họa sĩ thường trực cuộc vận động sáng tác tranh tượng về đề tài: "Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng" của Tổng cục Chính trị. Ông là học viên đào tạo cán bộ trung cao cấp tại Học viện Chính trị (2000-2001); họa sĩ, phó trưởng phòng, trưởng phòng, phó bí thư chi bộ, bí thư chi bộ Phòng Trưng bày - Tuyên truyền, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục chính trị (2001-2015). Năm 2015, ông được nghỉ hưu theo chế độ với hơn 30 năm tuổi Đảng. Có thể thấy rằng, là một sĩ quan quân đội, hiếm có người theo được nhiều ngành nghệ thuật như Đại tá Trần Minh Hân. Đối với ông, nghệ thuật là một cuộc tìm kiếm bất tận.

Trần Minh Hân - nghệ sĩ đa tài - 2

Đại tá Trần Minh Hân (ảnh phải) chụp ảnh lưu niệm cùng nhà thơ Hữu Thỉnh tại Liên hoan trình diễn thơ toàn quốc năm 2019

Sự hội tụ "năm trong một" ở người quân nhân Trần Minh Hân

Là một người có trách nhiệm trong công việc, mỗi công việc ông tham gia đều được thực hiện một cách nghiêm túc nhất từ sự cầu tiến của bản thân. Trong các lĩnh vực hoạt động, ông đều để lại những thành tựu đáng kể.

Với niềm đam mê hội họa, Đại tá - Nghệ sĩ Trần Minh Hân đã có những đóng góp không nhỏ cho đất nước, cho quân đội. Ông đã sáng tác rất nhiều các logo, phù hiệu, huy hiệu cho các đơn vị bộ đội trên cả nước. Ông được trao giải nhất cuộc thi sáng tác Kỷ niệm chương chiến trường Tây Nguyên. Giải nhất cuộc thi sáng tác, phù hiệu Bộ đội Biên phòng; chiếc phù hiệu màu xanh lá đó luôn luôn hiện hữu trên bộ quân phục của người lính biên phòng. Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tác phẩm hội họa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Là một người nghiên cứu lịch sử, gần bốn mươi năm khoác trên mình bộ quân phục màu xanh áo lính, hơn hai mươi năm với công việc của một người khơi dậy ký ức, truyền lửa cho thế hệ tương lai từ những hiện vật lịch sử thiêng liêng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ông luôn luôn nỗ lực sưu tầm những đồ vật, tư liệu lịch sử nằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người dân về văn hoá, lịch sử hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và tầm vóc sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại nhà riêng, Đại tá Trần Minh Hân còn xây dựng một bảo tàng nhỏ với 50 bộ cầu vai huân, huy chương, kỷ niệm chương qua các thời kỳ của nhiều vị tướng lĩnh, các anh hùng, dũng sĩ năm xưa và hàng nghìn chiếc logo, kỷ niệm chương… Việc sưu tập huân, huy chương, huy hiệu và các kỷ vật là một chặng đường khá gian nan nhưng điều này không làm nhụt chí, người lính luôn luôn mang trong mình lòng say mê nghiên cứu khoa học lịch sử, quân đội.

Trần Minh Hân - nghệ sĩ đa tài - 3

Đối với vai trò từng là một nghệ sĩ múa, Đại tá Trần Minh Hân đã biểu diễn rất nhiều bài múa như: Múa khúc hát người sưu tầm (múa đôi); Múa tình yêu Trường Sa (múa đôi); Múa Ngôi sao đáy mắt (múa đôi); Múa một ngày học viên (múa tốp);…

Điện ảnh cũng là lĩnh vực mà Đại tá Trần Minh Hân quan tâm đóng góp và đã được ghi nhận. Tính đến nay, ông đã đóng góp trên hai mươi phim điện ảnh, rất nhiều các bộ phim truyện nhựa tiêu biểu như: Hà Nội mùa đông năm 1946, Giải phóng Sài Gòn, Tình yêu ở một con đường… và các bộ phim trên truyền hình: Hoa hồng mua chịu, Gia đình 4.0, Nơi ẩn nấp tình yêu… ông thường được giao đóng những vai chính. Đại tá Trần Minh Hân đều để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc giả bởi phong thái diễn xuất tự nhiên, chỉnh chu; ông cũng được đồng nghiệp yêu mến bởi phong cách làm việc nghiêm túc, ham học hỏi, biết tự làm mới mình và luôn sáng tạo để vai diễn mình được giao luôn có sức thu hút với người xem.

Trần Minh Hân - nghệ sĩ đa tài - 4

Trần Minh Hân còn là một nhà thơ. Thơ ông chính là nỗi niềm, là những sẻ chia, là những khoảng lặng trong cuộc sống bộn bề, là những khoảng lặng trong cuộc sống bộn bề, là sự cảm nhận về cuộc sống hôm nay. Thơ ông đằm thắm đầy triết lý và cũng đầy bản lĩnh như chính con người ông, có lẽ vì thế thơ ông dễ chạm đến tâm hồn và cảm nhận của người đọc. Mỗi một tác phẩm của ông là sự khẳng định niềm tin vào con người, hướng tới những cái đẹp đẽ và cao quý, thuần khiết nhất. Ngọt ngào, ấm cúng, đôn hậu, tin yêu là những nét riêng của phong cách thơ Đại tá Trần Minh Hân, thơ của ông không cầu kỳ dễ lan truyền cảm xúc đến độc giả. Bởi vậy, nhiều bài thơ của ông đã được các nhạc sĩ chọn phổ nhạc và được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Nhiều bài thơ của ông được đăng trên Tạp chí văn nghệ quân đội, báo Quân đội nhân dân và một số cuốn sách in chung. Ông đã có riêng chân dung về cuộc đời và sự nghiệp văn nghệ sĩ phát sóng trên chương trình Quốc phòng Việt Nam và VOV.

Trần Minh Hân - nghệ sĩ đa tài - 5

Đại tá Trần Minh Hân tại Đại hội đại biểu Câu lạc bộ thơ Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025

Là một người luôn luôn có trách nhiệm với công việc, ông đã được tín nhiệm giao trọng trách giữ cương vị Chủ tịch CLB Thơ Việt Nam - một câu lạc bộ có phạm vi phủ sóng toàn quốc. Trong quá trình hoạt động, CLB đã tổ chức hàng nghìn cuộc hội thảo, tọa đàm ra mắt tập thơ, kết nạp hội viên và giao lưu thơ, CLB đã xuất bản hàng trăm thi phẩm, tập san ra đời đáp ứng được nhu cầu sáng tác và thưởng thức thơ của nhiều thành phần trong xã hội góp phần không nhỏ vào hoạt động văn hóa chung của đất nước. Bên cạnh hoạt động sáng tác, các hội viên của CLB Thơ cũng tích cực tham gia các phong trào của Hội với nhiều hoạt động từ thiện có ý nghĩa. Là người đứng đầu, Đại đá Trần Minh Hân luôn luôn tâm niệm phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng tin của hội viên đã tín nhiệm và trao trọng trách là người thuyền trưởng lái con tàu thơ văn này cho ông.

Với những thành tựu đã đạt được trên nhiều lĩnh vực khác nhau, Đại tá Trần Minh Hân đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng Ba; Huân chương chiến công hạng Nhì; Huy chương Quân kỳ quyết thắng; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp thơ Việt Nam; Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam; Giải vàng về Trình diễn thơ toàn quốc 2015;… Đặc biệt, có đài quay về cuộc đời và sự nghiệp của ông đã được phát sóng trên QPVN và VOV.

None

Thanh Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Tháng 3 giỗ Mẹ”: Tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

“Tháng 3 giỗ Mẹ”: Tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Người Việt có câu “Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ", trong đó tháng 3 âm lịch giỗ Mẹ là để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.