VEPIC là "sân sau" của ai?

(VHNT) – Ai, công ty nào đứng sau bộ sách xã hội hóa đầu tiên và đắt đỏ nhất trong 5 bộ sách giáo khoa thuộc chương trình phổ thông mới. VEPIC là công ty nào, người đứng sau là ai? Ai đứng sau VEPIC để cho ra bộ sách giáo khoa đắt đỏ và nhiều “sạn” đến như vậy?

Bộ sách giáo khoa Cánh Diều do ba đơn vị làm NXB Đại học Sư phạm, NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam VEPIC biên soạn và thực hiện. Tuy nhiên, theo thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Công ty Cổ phần đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) đăng ký thành lập ngày 27/7/2016, người đại diện theo pháp luật là ông Ngô Trần Ái.

VEPIC là "sân sau" của ai? - 1 Ông Ngô Trấn Ái người đại diện theo pháp luật của VEPIC.

Tại thời điểm thành lập VEPIC, ông Ngô Trần Ái vẫn đang là Cố vấn cấp cao Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Đặc biệt, ông Ngô Trần Ái lúc này vẫn đang giữ cương vị Trưởng ban chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới.

Trong số 7 cổ đông sáng lập VEPIC, có 3 đơn vị thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bao gồm:

Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục phương Nam, góp 12 tỷ đồng, chiếm 11,038% cổ phần theo nghị quyết số 349/NQ-HĐQT ngày 14/9/2016;

Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Đà Nẵng, góp 6 tỷ đồng, chiếm 5,519% cổ phần theo văn bản số 416/CV-DEIDCO ngày 18/7/2016, cử ông Nguyễn Quang Dũng - Phó tổng giám đốc công ty làm người đại diện phần vốn góp tại VEPIC.

Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội (HEID), góp 12 tỷ đồng, chiếm 11,038% cổ phần, góp vốn theo Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐQT ngày 21/7/2016 với sự nhất trí 100% của 5 thành viên Hội đồng quản trị.

(5 thành viên này gồm các ông bà: ông Ngô Trần Ái - Chủ tịch danh dự Hội đồng quản trị; ông Mạc Văn Thiện - Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Vũ Bá Khánh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị; bà Trần Thị Như Hà - Ủy viên; Bà Dương Thị Việt Hà - Ủy viên).

VEPIC là "sân sau" của ai? - 2 Chiều (17/12), NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐHSP TP.Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (Vepic) tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu về bộ SGK Cánh Diều trong chương trình GDPT mới.

Quyết định cử ông Vũ Bá Khánh làm người đại diện phần vốn góp của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội tại VEPIC.

Đại hội đồng cổ đông VEPIC năm 2017 diễn ra ngày 14/1/2017 tại tòa nhà HEID ngõ 12 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội mà Công ty Cổ phần đầu tư phát triển giáo dục Hà Nội (HEID) là chủ sở hữu;

Khi đó Chủ tịch Hội đồng quản trị VEPIC là ông Vũ Bá Khánh, đại diện góp vốn của HEID vào VEPIC.

Ngoài ra, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn một đơn vị thành viên nữa cũng “thống nhất góp vốn” thành lập VEPIC.

Đó là Công ty Cổ phần sách giáo dục tại thành phố Hà Nội, thống nhất góp vốn 2 tỷ đồng thành lập VEPIC theo Báo cáo hoạt động của ban kiểm soát năm 2016 tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, số 01BCBKS/2017 ngày 25/3/2017.

Như vậy có thể thấy, tuy VEPIC không phải thành viên trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng cũng “từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam” mà ra;

Ít nhất có 3 đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là cổ đông sáng lập của VEPIC, chiếm 27,595% cổ phần doanh nghiệp này.

Lúc thành lập VEPIC, ông Ngô Trần Ái khi đó là Chủ tịch danh dự Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội (HEID), là một trong 5 người bỏ phiếu nghị quyết của HEID về việc góp vốn thành lập VEPIC.

Ở góc độ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thời điểm thành lập VEPIC ông Ngô Trần Ái là Trưởng ban chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới kiêm Cố vấn cao cấp Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Điều đáng chú ý, ông Ngô Trần Ái từng khẳng định với niềm tự hào VEPIC là công ty tư nhân. Vậy việc ông Ngô Trần Ái khẳng định VEPIC không phải đơn vị thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thậm chí còn là đối thủ cạnh tranh với đơn vị này trong việc phát hành sách giáo khoa mới thì đâu là sự thật. Và VEPIC liệu có phải là sân sau của Nhà xuất bản Giáo dục hay không thì vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.

PV None

Tin liên quan

Tin mới nhất